Kỹ thuật nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, mô hình chăn nuôi gà thả vườn đang rất phổ biến ở nước ta, vì tính tiện lợi cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để giúp bà con chăn nuôi thành công với mô hình này, giống gà Sv388 sẽ chia sẻ cho bà con những kinh nghiệm hữu ích nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

Mô hình nuôi gà thả vườn là gì?

Gà trong vườn nhà
Gà trong vườn nhà

Gà thả vườn hay còn có tên gọi khác là gà thả rông. Đây là giống gà được nuôi theo phương pháp nuôi thả vườn. Khi so với gà công nghiệp thì giống gà này dễ nuôi hơn, chúng có sức chống chịu với bệnh tật cao, và có khả năng tận dụng thức ăn tốt.

Đặc biệt là chất lượng thịt cao hơn với gà nhốt chuồng. Vậy nên lợi nhuận từ việc xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn cũng tăng cao.

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn
Kỹ thuật nuôi gà thả vườn

Chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm là chuẩn bị chuồng trại đảm bảo an toàn cho gà. Đặt chuồng ở những nơi có vị trí khô ráo, thoáng mát, tốt nhất nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng.

  • Đối với mô hình nuôi thả vườn, mật độ trung bình đạt từ 1 con cho 1m2. Cần đặt chuồng ở những nơi tránh được mưa nắng.
  • Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt theo hướng Đông Nam. Sàn nên được làm bằng vật liệu như tre thưa hoặc lưới để đảm bảo khô ráo và thoáng mát, nhằm dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
  • Xung quanh khu vực nuôi gà cần dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,…Khi thời tiết khô ráo, nên thả gà ra vườn hoặc sân chơi để gà tự do vận động, vào buổi tối thì nhốt gà lại.
  • Rèm che cho gà, bà con nên lựa chọn những chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt,…để che chắn cho gà. Nên làm cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét và cũng hạn chế mưa gió.
  • Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, và vệ sinh chuồng trước khi nuôi.

Xây dựng bãi chăn thả cho gà

Xây dựng khu vực nghỉ ngơi cho gà vườn

Đối với chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn những nơi có đất trống và nhiều bóng râm. Thêm vào đó, trong chuồng nên thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện thì nên đặt máng ăn và máng nước cho gà.

Bãi chăn thả cần có diện tích đủ rộng để cho gà có thể dễ dàng vận động và kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu sẽ từ 0.5 cho tới 1m2 cho 1 con gà. Con trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm.

Cũng giống như chăn nuôi chuồng, bãi chăn thả cũng cần phải đáp ứng: dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, và thường xuyên thu dọn lông trên bãi chăn. Ở vị trí chăn thả vần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa để đảm bảo gà không đi lại, tránh thú hoang xâm nhập.

Lựa chọn gà giống đủ tiêu chuẩn

Trong chăn nuôi gà thì lựa chọn giống luôn được đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng. Vậy nên khi chọn giống, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Gà có khối lượng vừa phải khoảng 35 tới 36g
  • Gà thả vườn giống cần có thân hình cân đối, khỏe mạnh và hoạt bát.
  • Mắt láu lia và mở to
  • Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy bay cao
  • Cánh áp sát vào phần thân
  • Gà có cổ chắc, dài, đầu to cân đối.
  • Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to

Giá gà thả vườn giống có thể thay đổi theo thời gian và tùy vào từng trại giống khác nhau. Bà con cần lựa chọn thời điểm và cơ sở mua gà uy tín để chất lượng đàn gà sau khi nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Gà serama

Cách nuôi gà thả vườn mau lớn

Nhiều giống gà có thể thả vườn
Nhiều giống gà có thể thả vườn

Để nuôi gà thả vườn mau lớn, bà con cần biết cách chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của gà.

  • Đối với gà trong giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi.

Ở giai đoạn này, gà ăn loại thức ăn đặc chủng cho gà mới nở. Gà sẽ ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cần được phân bổ đều, đổ ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi đổ thức ăn lên khay cần cạo sạch lượng thức ăn thừa trước đó để gà không ăn phải thức ăn ô nhiễm.

Với nước cho gà uống, vào thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1.5 – 2 lít nước. Sang tuần tiếp theo nên đổi sang máng 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 – 3cm, sắp xếp xen kẽ các khay đựng đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 – 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh.

Gà con thả vườn
Gà con thả vườn
  • Giai đoạn gà được 21 – 42 ngày tuổi

Ở giai đoạn này, thức ăn chăn nuôi gà thả vườn vẫn sẽ dùng loại đặc chủng nhưng có kết hợp thêm các nguyên liệu khác như lúa, gạo, rau xanh để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

Bà con nên sử dụng máng P30, khi nào đàn gà lớn dần thì thay sang máng P50. Máng thức ăn phải treo cao đảm bảo ngang lưng gà, mỗi ngày nên cho gà ăn từ 3 – 4 lần.

Với máng uống nước, thời điểm này nên dùng loại từ 4 – 8 lít. Chiều cao của máng nên đặt cách nền khoảng 4 đến 5cm. Mỗi máng uống nước sẽ đáp ứng được 100 con gà .

  • Giai đoạn cho gà thịt

Ở giai đoạn này, gà phát triển rất nhanh. Vì thế nên lượng thức ăn phải tăng lên gấp đôi hoặc gấp 3. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại thức ăn như rau xanh, chất đạm để vật nuôi lớn nhanh và xương chắc hơn.

Tăng lượng nước uống cho gà để gà đảm bảo đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con cũng có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường.

Một số lưu ý về phòng bệnh cho gà thả vườn

Phòng bệnh ở gà thả vườn
Phòng bệnh ở gà thả vườn

Về vệ sinh chuồng trại

Bà con cần lưu ý một số điều sau đây để chuồng trại luôn được sạch sẽ:

  • Dọn dẹp rìa xung quanh như bụi rậm, và không đặt chuồng gà tại những vị trí ẩm mốc và đọng nước.
  • Xung quanh khu vực nuôi gà cần dùng chất sát trùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Độn chuồng bổ sung, xới đào theo định kỳ để gia tăng thêm độ dày của chuồng. Ngoài ra, chất độn chuồng sử dụng cũng cần đảm bảo có độ tơi xốp và khô.
  • Máng ăn và máng uống cần phải vệ sinh sạch sẽ.

Cách phòng bệnh cho gà

Sau đây là một số loại bệnh mà gà thả vườn thường gặp phải, bà con có thể tham khảo để có cách chữa phù hợp nhất.

  • Gà trong 3 – 7 ngày tuổi sẽ dễ mắc bệnh dịch tả, nên cần sử dụng vacxin V4 hoặc Lasota loại nhược độc đông khô.
  • Gà từ 1 – 2 ngày tuổi sẽ dễ bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, nên sử dụng vacxin IB chủng H120 pha 100 liều/1 lọ với 30ml nước cất đem nhỏ vào miệng, mũi từ 2 – 3 giọt cho 1 con.
  • Gà từ 40 ngày tuổi sẽ thường bị mắc bệnh tụ huyết trùng nên dùng vacxin THT gia cầm thuộc loại vacxin keo phèn với 50ml/lọ tiêm 0.2ml cho 1 con gà ở lườn hoặc đùi.

Tổng kết lại, nuôi gà thả vườn không khó nhưng để thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì đòi hỏi bà con tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật từ những người đi trước, từ đó áp dụng vào mô hình chăn nuôi của hộ gia đình. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Xem thêm: Gà nước