Bệnh ecoli trên gà – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh tốt nhất

Một trong những loại bệnh mà người chăn nuôi luôn lo sợ gặp phải chính là bệnh Ecoli trên gà. Đây là loại bệnh thường ghép cùng những bệnh khác như MG, ND, IB, ORT,… để làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra những thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Vậy bệnh E.coli trên gà có nguyên nhân từ đâu và làm thế nào để phòng tránh loại bệnh này?

Nguyên nhân của bệnh E.coli có trên gà

Nguyên nhân của bệnh E.coli có trên gà
Nguyên nhân của bệnh E.coli có trên gà

Bệnh E.coli là bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn Escherichia coli. Các loại gia cầm thường nhiễm bệnh này do môi trường chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc thức ăn và nước uống không đảm bảo an toàn vệ sinh. 

Một trong những nguyên nhân khác khiến cho gà mắc bệnh này chính là bị tổn thương ở đường hô hấp hoặc đường ruột; do tiếp xúc với những gia cầm khác đã bị bệnh hoặc sống trong những điều kiện bất lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm,…

Truy cập thêm chuyên mục bệnh ở gà Sv388 để biết thêm nhiều loại bệnh hay gặp ở gà và cách điều trị nhé.

Cách thức lây truyền của bệnh Ecoli trên gà

Gà có thể mắc bệnh E.coli thông qua những phương thức lây truyền khác nhau như:

  • Truyền bệnh thông qua da, niêm mạc hoặc đường hô hấp.
  • Truyền bệnh thông qua quá trình giao phối giữa gà trống và gà mái.
  • Truyền bệnh từ môi trường sang vỏ trứng hoặc từ vỏ trứng đã bị nhiễm bệnh.
  • Truyền bệnh từ mẹ sang con thông qua đường ống dẫn trứng bị nhiễm bệnh.
  • Truyền bệnh thông qua đường thức ăn và nước uống.

Các triệu chứng để nhận biết bệnh E.coli ở gà 

Các triệu chứng để nhận biết bệnh E.coli ở gà
Các triệu chứng để nhận biết bệnh E.coli ở gà

Mỗi chủng loại vi khuẩn E coli sẽ cho ra những triệu chứng khác nhau tuy nhiên vẫn sẽ có một vài triệu chứng đặc trưng cho căn bệnh này có thể kể ra như xù lông, ăn kém, bị ỉa chảy, ủ rũ, sã cánh, phân loãng có màu vàng xanh hoặc có dịch nhầy màu trắng có khi lẫn máu. Nếu gà bị mắc phải bệnh E.coli sẽ có thêm một vài triệu chứng như phân sáp đen và giảm đẻ.

Các bệnh tích có trên gà khi mắc bệnh E.coli

Các bệnh tích có trên gà khi mắc bệnh E.coli
Các bệnh tích có trên gà khi mắc bệnh E.coli

Những bệnh tích có trên gà khi chúng bị nhiễm bệnh E.coli sẽ phụ thuộc vào các thể bệnh khác nhau:

  • Thể viêm da: Một vài biểu hiện bên ngoài bạn có thể dễ dàng nhận thấy như viêm kết mạc mắt hoặc viêm xoang ngay vùng đầu, khiến cho vùng đầu và vùng mắt sưng to lên.
  • Thể viêm rốn và nhiễm trùng lòng đỏ trứng: Biểu hiện ở thể này là trứng sẽ bị chết phôi, thông thường tình trạng này sẽ xảy ra tại giai đoạn ấp cuối trước khi trứng nở. Khi trứng nở, gà con sẽ sống trên khoảng 4 ngày tuổi là bị viêm màng ngoài tim và lòng đỏ còn sót lại bên trong không tiêu được.
  • Thể viêm dịch hoàn: Biểu hiện tại thể này là dịch hoàn bị sưng và cứng, có những biểu hiện viêm nhiễm, nặng hơn có thể thay đổi hình dạng bất thường, thậm chí là bị hoại tử.
  • Thể viêm ống dẫn trứng: Khi bị viêm ống dẫn trứng, tại phần niêm mạc của ống dẫn sẽ bị dày lên và chứa nhiều chất casein ngay xung quanh trứng. Ngoài ra còn bị viêm ổ khớp, viêm phúc mạc và trứng sẽ bị tắc trong ống dẫn. 
  • Thể tiêu chảy: Một vài bệnh tích của bệnh E.coli trên gà ở thể tiêu chảy như đường ruột bị phồng lên, nhạt màu, ở manh tràng còn bị sưng to cũng như xuất hiện rất nhiều dịch có bọt.
  • Thể nhiễm trùng toàn thân: Các bệnh tích bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy ở thể nhiễm trùng toàn thân như viêm túi khí, viêm phế quản, viêm phổi. Trong số đó trường hợp bị viêm túi khí là bệnh tích xuất hiện phổ biến nhất, thường thấy nhất trên gà. Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện nhiều dịch nhầy trắng ở bên trong. Một vài bệnh tích khác có thể kể đến như viêm màng bao tim, viêm cơ tim, xuất hiện nhiều hạt ở manh tràng, ruột, gan,…

Xem thêm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Các phương thức giúp phòng bệnh E.coli trên gà

Các phương thức giúp phòng bệnh E.coli trên gà
Các phương thức giúp phòng bệnh E.coli trên gà

Phương thức chăm sóc

Để có thể phòng bệnh E.coli trên gà, cách đầu tiên chính là thay đổi trong phương thức chăm sóc. Chủ trại chăn nuôi nên thu nhập trứng hàng ngày, đối với những quả trứng đã bị rạn nứt hoặc dính phân từ các con gà bị bệnh, phải loại bỏ ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến năng suất ấp sau này.

Sau 2 giờ kể từ khi đẻ trứng, hãy mang trứng đi vệ sinh sát trùng để tránh những mầm bệnh. Trong trường hợp bạn sử dụng máy ấp trứng, hãy vệ sinh máy áp sạch sẽ, khô thoáng cũng như điều trình nhiệt độ và độ ẩm ở mức thích hợp.

Trong suốt quá trình chăn nuôi và chăm sóc gà, hãy bổ sung thức ăn nước uống đầy đủ. Ngoài ra, đừng quên sử dụng thêm chất điện giải, men tiêu hóa, vitamin C, chế phẩm sinh học cần thiết để giúp tăng đề kháng cho gà, giảm được sự tác động từ dịch bệnh, vi khuẩn cũng như giảm tỷ lệ chết nếu như đàn gà không may mắc phải bệnh Ecoli.

Bên cạnh đó, chủ trang trại cũng cần theo dõi sức khỏe của đàn gà hàng ngày, cách ly ngay với những con có các biểu hiện mắc bệnh để có thể điều trị kịp thời.

Vệ sinh thú y

Một trong những cách khác để phòng bệnh E.coli trên gà chính là vệ sinh thú y. Luôn giữ cho ổ đẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có phân từ những con bị bệnh cũng như loại bỏ hết những tác nhân có thể lây nhiễm bệnh cho ổ trứng gà.

Bắt buộc phải vệ sinh chuồng trại chăn nuôi một cách sạch sẽ, sát trùng bằng cách quét vôi lên nền, tường và rắc vôi xung quanh khu vực chăn nuôi hoặc cũng có thể sử dụng những loại dung dịch sát trùng khác như xút 3%, formol 3%, sau đó để chuồng trống trong khoảng 4 ngày rồi mới thả gà vào.

Trong quá trình chăn nuôi gà, bạn phải luôn quét dọn sạch sẽ chuồng gà, máng ăn và máng uống. Thực hiện sát trùng định kỳ cho chuồng chăn nuôi bằng những loại thuốc không gây ra tình trạng kích ứng da trên gà.

Sử dụng vacxin và cả thuốc kháng sinh 

Phương thức phòng bệnh E.coli trên gà bằng vắc-xin chính là phương thức cần thiết để giúp tăng sức đề kháng cho gà. Tuy nhiên như đã nói ở trên, bệnh E.coli hiện nay có rất nhiều biến thể nên việc dùng vắc xin sẽ không thật sự hiệu quả, khả năng miễn dịch cũng chưa cao.

Do đó, các chủ trại chăn nuôi hãy chủ động phòng bệnh này thông qua cách tiêm kháng sinh. Một vài Loại kháng sinh thường được sử dụng để phòng ngừa bệnh E.coli trên gà như:

  • Genta – Colenro
  • Terra – Colivet
  • Ampiseptryl

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh E.coli trên gà. Các chủ chuồng trại đừng quên vệ sinh khu vực chăn nuôi của mình thường xuyên cũng như thực hiện tiêm kháng sinh để phòng ngừa được bệnh E.coli có trên gà hiệu quả nhất.

Xem thêm: Bệnh crd