Gà nước – Giống gà độc đáo ở Miền Tây Nam Bộ nước ta

Ở miền Tây Nam Bộ nước ta, gà nước là tên thường gọi của một loài chim quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Giống gà này vừa có thể nuôi để làm cảnh và vừa có thể lấy thịt, chúng đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân theo nghề này. Bài viết này Sv388 sẽ chia sẻ chi tiết về đặc điểm cũng như cách nuôi giống gà này giúp người nuôi đạt được hiệu quả kinh tế cao nhé!

Gà nước là giống gà gì?

Gà nước
Gà nước

Gà nước (water rail) hay còn được gọi là con Cúm núm là một loài chim hoang dã xuất hiện nhiều ở khu vưc Miền Tây Nam Bộ. Thịt của loài chim này được xem như một món ăn đặc sản được nhiều du khách yêu thích khi có dịp ghé các tỉnh Miền Tây. 

Theo như thống kê của các nhà động vật học, gà nước là loài chim thuộc bộ Sếu, hiện tại có hơn 150 loài và có đến 39 chi.

Đặc điểm ngoại hình của gà nước

Gà nước có hình dáng rất nhỏ, bình quân thì cân nặng giữa con trống và con mái sẽ có sự khác biệt. 

Đặc điểm gà nước
Đặc điểm gà nước
  • Đối với con trống đã trưởng thành sẽ có cân nặng trung bình đạt khoảng 600g. 
  • Đối với con mái sẽ có trọng lượng khá chênh lệch so với con trống, con mái trọng lượng khoảng 400g.

Cúm núm sở hữu bộ lông có màu nâu đậm, xen kẽ các sọc vằn và sẽ có màu nhạt dần về phía dưới phần đuôi. Khi còn nhỏ chúng sẽ có bộ lông màu đen, chân màu xanh và phần mỏ có màu vàng nhạt. Đây được coi là loài chim ồn ào nhất miền Tây, chúng cứ phát ra tiếng  kêu “cúm cúm”. Cũng vì thế, mà đã được người dân địa phương đặt tên là gà cúm núm. Loài gà này thường sẽ đi kiếm ăn ở những vùng đầm lầy, nước cạn.

Xem thêm: Gà Quý Phi

Các loại cúm núm phổ biến hiện nay

Gà nước (cúm núm)
Gà nước (cúm núm)

Gà nước trên thị trường hiện nay đang có 2 loại phổ biến nhất là gà nước họng trắng và họng nâu. 

Gà nước họng nâu

Gà nước họng nâu có đặc điểm nhận dạng là phần lông nằm ở phía dưới diều của của sẽ có màu nâu hơi nhạt, loài này thường được bắt gặp nhiều hơn so với các loài có họng trắng và chúng cũng có tính tình hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.

Khi trưởng thành phần vai và lông cánh của chúng sẽ có màu nâu đậm, phần bụng và mặt có màu trắng đen phần đuôi sẽ có một chút màu nâu nhạt.

Gà nước họng trắng

Đây là loài khá hiếm và chúng khá đặc biệt có những nét đặc trưng riêng. Chúng có phần cơ thể dẹt do đó chúng dễ dàng di chuyển và luồn lách qua các hang ổ. Phần lông dưới cổ của chúng thường có màu trắng, màu vàng nhạt và đôi chân sẽ có màu xanh lục.

Loài này thường có tập tính phân chia lãnh thổ, nhờ ưu thế về ngoại hình nhỏ nhắn chúng có khả năng lẩn trốn trong các bụi cây rậm, và thường  hay tìm kiếm nguồn thức ăn trong bùn lầy hoặc những vùng nước can bằng chiếc mỏ dài và phát hiện con mồi bằng đôi mắt tinh nhanh của nó.

Cách nuôi gà cúm núm hiệu quả

Cúm núm

Sau khi đã tìm hiểu về đặc điểm của gà nước, phần tiếp theo Sv388st sẽ tiếp tục chia sẻ  đến mọi người cách nuôi gà nước đúng cách.

Cách úm gà nước con

Những giống gà nước thường  sẽ có cơ nhiệt rất lạnh, nên chúng thường tụ tập xung quanh nguồn nhiệt. Do đó, người nuôi nên chú ý đến nguồn nhiệt, nếu phát hiện gà quá nóng, thắc thỏm và khát thì nên hạ nhiệt độ xuống. 

Nên quan sát, khi thấy đàn gà con đứng tụm lại với nhau và dồn nép vào gốc chuồng khi có gió lớn, lúc này bạn nên chuẩn bị dụng cụ để che chắn lại cho đàn gà, để chúng không bị lạnh và dễ chết.

Thức ăn cho gà nước

Gà nước có tập tính ăn uống khá dễ, người nuôi có thể cho chúng ăn các loại cám và một số loại loại ăn chuyên dụng. Đồng thời, để chăm sóc và vỗ béo đúng cách cho gà người nuôi cần bổ sung thêm cho chúng các chất dinh dưỡng. Cùng với đó là cung cấp chế độ ăn đầy đủ để đảm bảo được sức khỏe và tốc độ trưởng thành của gà nước.

Khu vực chăn nuôi

Môi trường sống gà nước
Môi trường sống gà nước

Khu vực chăn nuôi cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

  • Nên cách xa khu vực đông dân sinh sống để đảm bảo vấn đề vệ sinh.
  • Hãy xây chuồng nuôi ở nơi có nền đất cao, cách mặt đất tối thiểu 0,5m để thuận lợi cho quá trình cấp và thoát nước về sau.
  • Hướng chuồng nuôi lý tưởng nhất cho gà nước là hướng Nam, đông nam hoặc hướng Đông. 

Người nuôi có thể xây diện tích chuồng dựa vào 2 yếu tố sau: Mật độ phù hợp và loại hình chăn nuôi. Mật độ chăn nuôi phù hợp được nhiều trang trại áp dụng như sau:

  • Mô hình nuôi nhốt toàn thời gian:  mật độ từ 6 – 8 gà/m2
  • Mô hình nuôi nhốt chuồng và có kết hợp chăn thả vườn:  mật độ từ 3 – 5 gà/m2.

Lưu ý với hình thức bán chăn thả gà cúm núm, người nuôi có thể quy hoạch tương quan diện tích chuồng nuôi và khu vực sân vườn theo tỉ lệ 1:3. Cụ thể, với 1m2 chuồng nuôi sẽ tương ứng với 3m2 sân vườn. Điển hình, khi bạn chọn nuôi theo hình thức bán chăn thả. Với số lượng là là 5000 con thì diện tích chuồng đạt chuẩn  lúc này nên là 600 – 800m2. và diện tích sân vườn sẽ là 1500 – 2400m2.

Xem thêm: Gà đẻ trứng

Phòng bệnh cho Gà nước

Cần tiến hành sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi trước khi mang con giống về nuôi. Trong 3 ngày đầu tiên hãy sử dụng các loại kháng sinh để phòng các bệnh thường gặp như CRD, E.Coli, bệnh thương hàn,.. Bên cạnh đó, cần kết hợp thêm các loại vitamin A, E.D và thức uống của gà để tăng sức đề kháng cho chúng.

Ngoài ra, phải luôn đảm bảo nguồn thức ăn, đồ uống cho gà  phải hợp vệ sinh và chuồng nuôi phải được  dọn dẹp thường xuyên.

Giá bán gà nước trên thị trường

Giá bán gà nước

Tùy vào giống đực hoặc giống cái và cân nặng mà gà nước sẽ có giá bán khác nhau. Cụ thể:

  • Với gà mái có khối lượng từ 400g đang được bán với giá giao động khoảng 70.000đ Giống mái giá trên thị trường hiện tại đang giao động từ 70.000đ/con
  • Và với con đực  sẽ có giá bán từ 100.000đ/con  với khối lượng từ 400g.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều trang trại bán buôn gà nước, do đó các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu  để liên hệ và mua chúng dễ dàng.

Nhờ vào hình thức chăn nuôi giống gà này mà có rất nhiều người dân miền Tây đã có được  nguồn  thu nhập ổn định lên tới hàng triệu đồng nhờ hình thức bán gà nước, giúp cải thiện đời sống của người dân nơi đây.

Lời kết

Qua những chia sẻ của Sv388 về giống gà nước, giống gà ồn ào nhất miền tây, hy vọng với những thông tin trên đã giúp bà con hiểu hơn về giống gà nay và biết cách chăm sóc để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhé!