Bệnh đậu gà: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Đối với bà con trong chăn nuôi, thì đã không còn xa lạ với căn bệnh đậu gà, chúng được biểu hiện rõ ở trên cơ thể gà. Loại bệnh ở gà này là một căn bệnh nguy hiểm, làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi, nhưng vẫn có nhiều bà con chưa hiểu rõ về căn bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả. Vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bà con sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về bệnh đậu ở gà

Bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Khi gà mắc bệnh sẽ xuất hiện những nốt đậu ở vùng da không có lông. Không những thế, bệnh còn gây tăng sinh và thoái hóa ở lớp thượng bì của biểu mô đường hô hấp như miệng, hầu, họng, thực quản. Khả năng mắc bệnh đậu ở gà từ 10 – 95%, và tỷ lệ chết khoảng 2 – 3%.

Nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà được gây ra bởi virus Fowlpox, có cấu tạo DNA sợi đôi thuộc nhóm Avipoxvirus, họ Poxiviridae, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ Lipid. Virus này sẽ được nhân lên trong tế bào chất của tế bào thượng bì. Virus đậu có sức đề kháng cao và nó tồn tại nhiều tháng trong các vỏ đậu, dụng cụ chăn nuôi hay là chất độn chuồng. Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50 độ C trong 30 phút và 60 độ C thì trong 6 phút.

Bệnh đậu ở gà thường lây lan chậm, thường lây lan qua các vết trầy da do cắn mổ nhau, hoặc qua không khí nếu mầm bệnh có trong lông, da, vảy bị bong tróc. Nhưng chủ yếu do các loại côn trùng như muỗi, mòng, rận,.. hút màu ở gà mắc bệnh, sau đó truyền bệnh sang những con gà khỏe mạnh.

Bệnh thường xảy ra ở gà, gà tây, bồ câu, chim nuôi, chim hoang dã. Gà có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi và thường tập chung ở gà từ 1 – 3 tháng tuổi. 

Xem thêm: Gà bị liệt chân

Triệu chứng khi gà mắc bệnh đậu gà

Triệu chúng bệnh đậu gà
Triệu chúng bệnh đậu gà

Thời gian ủ bệnh đối với gà từ 4 – 10 ngày, và được chia làm 3 thể bệnh, mức độ bệnh ở mỗi thể sẽ khác nhau. 3 thể đó là: Thể ngoài da, thể niêm mạc, thể hỗn hợp.

  • Ở thể ngoài da

Thể này sẽ xảy ra ở cả gà con và gà trưởng thành. Mụn đậu xuất hiện ở những vùng da không có lông như mào, tích hoặc xung quanh miệng, mắt, mũi và ngón chân. Chúng làm cho gà khó ăn, khó uống.

Ban đầu, mụn này là những nốt sần nhỏ có màu trắng, sau đó nó to dần thành mụn nước và có màu vàng xám. Các mụn đậu sẽ vỡ ra rồi khô lại, sau đó chúng đỏng vảy và tạo thành những vết sẹo màu nâu hồng. Trong trường hợp mụn đậu bị nhiễm trùng thì quá trình viêm và hoại tử ở da sẽ gây trầm trọng hơn.

  • Đối với thể niêm mạc

Đây còn được gọi là thể ướt và thường xảy ra ở gà con khoảng từ 3 – 4 tuần tuổi. Khi bị bệnh, gà sẽ thường có biểu hiện khó thở, ủ rũ, bỏ ăn và bị sốt,… Sau đó sẽ xuất hiện màng giả ở niêm mạc phần trên đường hô hấp và tiêu hóa như vòm họng, hầu họng, khí quản,…Khi bóc lớp màng giải này ra sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết hoặc sẽ thấy lớp niêm mạc màu đỏ tươi. 

Màng giả dày ở mũi và mắt sẽ gây ra khối mủ ở xoang mắt, xoang mũi làm gà bị ngạt thở, mù mắt từ đó gà bị còi cọc và chết. Đối với thể ướt, nếu bị nặng hơn sẽ dẫn đến vi khuẩn kế phát – đó là sự xâm nhập và hiện diện của một loại vi khuẩn khác.

  • Thể hỗn hợp

Thể này sẽ thường xuất hiện ở gà con và quá trình chúng phát triển diễn ra từ 3 – 4 tuần. Triệu chứng và bệnh tích của thể này sẽ xuất hiện ở cả ngoài da và niêm mạc. Khi có vi khuẩn kế phát, kết hợp với điều kiện vệ sinh lẫn chăm sóc không tốt thì dễ tỷ lệ chết có thể lên tới 2 – 3%..

Các cách chuẩn đoán bệnh đậu gà

Chuẩn đoán bệnh đậu gà
Chuẩn đoán bệnh đậu gà

Bà con có thể tham khảo cách chuẩn đoán gà qua cách sau đây:

– Chẩn đoán bệnh đậu gà

Khi gà có bệnh tích và triệu chứng điển hình thì bạn có thể dễ dàng chẩn đoán. Ngoài ra, tiến hành lấy vùng da có nốt đậu mới làm tiêu bản vi thể để phát hiện thể vùi trong tế bào chất. Còn đối với trường hợp bệnh tích và triệu chứng không điển hình giống với bệnh khác thì bà con cần so sánh và phân biệt để đưa ra cách điều trị hiệu quả hơn.

– Chẩn đoán phân biệt bệnh đậu gà

Gồm các bệnh cần phân biệt sau:

  • Bệnh Newcastle với hiện tượng hoại tử – loét ở trong niêm mạc họng và có khi sẽ có màng giả giống bệnh đậu. Nhưng khác với bệnh đậu, bệnh Newcastle sẽ xuất huyết ở các niêm mạc nhất là niêm mạc dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
  • Bệnh Nấm phổi: cũng tạo nên những đám màng giả ở niêm mạc họng. Nhưng đối với bệnh này thì màng giả thường tạo thành những điểm, những đám tròn đều và có mặt ở cả phổi và các túi hơi.
  • Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm khác với bệnh đậu thể bạch hầu ở chỗ không có loét, không có màng giả ở vùng họng.
  • Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm khác với bệnh đậu gà ở chỗ bệnh phát triển với quy mô lớn, lây lan nhanh, ho hen từng cơn và màng giả rất dễ bóc.
  • Bệnh thiếu vitamin A: Là việc tích tụ các chất nhầy bị casein đã bịt kín lỗ nước dãi, tạo nên các mô tổ chức sần sùi như súp lơ bám vào niêm mạc cuống họng, thực quản. Nhưng chúng dễ bóc tách.

Xem thêm: Bệnh newcastle ở gà

Cách điều trị bệnh đậu gà hiệu quả nhất

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh đậu gà do virus Fowlpox gây ra. Nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm. Với mụn đậu ngoài da có thể bóc vảy, bạn có thể dùng bông thấm nước muối pha loãng rửa sạch mụn đậu, rồi bôi các thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2% hoặc cồn Iod 1 – 2%, Bôi 1 ngày từ 1 – 2 lần, làm liên tiếp trong 3 – 4 ngày.

Điều trị bệnh đậu gà
Điều trị bệnh đậu gà

Ở thể niêm mạc, có thể lấy bông làm sạch phần màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ. Dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như AMOX AC 50%, MEBI – AMPICOLI, FLOPHENICOL 5%,… để pha vào nước uống hay trộn vào thức ăn cho gà. Dùng ngày 2 lần là liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bà con cũng không thể quên tiến hành chủng ngừa lại vacxin cho đàn gà bị bệnh.

Ngoài những thuốc kháng sinh để chữa bệnh, nên dùng sản phẩm trợ sức, trợ lực pha vào nước cho gà uống trong quá trình điều trị để tăng cường sức đề kháng cho gà như MEBI – ADE, BCOMPLEX C, MEBILACTYL 4 WAY WS,…  Và đặc biệt chú trọng tăng cường Vitamin A để bảo vệ niêm mạc cho gà.

Phương pháp phòng bệnh đậu gà từ chuyên gia

Phòng ngừa bệnh đậu gà
Phòng ngừa bệnh đậu gà

Vì bệnh đậu gà xuất phát từ virus và lây lan thông qua loài côn trùng hút máu, nên bạn cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh sau để phòng bệnh hiệu quả:

  • Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, nước uống cho gà và môi trường chăn nuôi phù hợp với vệ sinh. Bạn cần thường xuyên bổ xung các loại vitamin, khoáng chất, điện giải,… để tăng sức đề kháng cho gà.
  • Chuồng trại cần được vệ sinh thường xuyên, định kỳ. Môi trường xung quanh chuồng trại cũng được khử khuẩn và tiêu diệt các loại côn trùng để tránh  xâm nhập vào đàn gà.
  • Phun thuốc định kỳ cho chuồng trại và khu vực chăn nuôi ít nhất 1 tuần 1 lần để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Dùng vacxin phòng bệnh cho gà từ 7 – 10 ngày tuổi.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về bệnh đậu gà, hy vọng sẽ hữu ích với bạn trong quá trình chăn nuôi. Ngoài ra, nếu bà con muốn tìm hiểu về các căn bệnh mà gà dễ mắc phải như CRD ở gà thì có thể tham khảo tại SV388st.com. Chúc bà con chăn nuôi luôn thành công.